Dạy bé nấu ăn: lợi ích và cách dạy bé nấu ăn hiệu quả
Trí não & Nhận thức - 19/08/2020
Dạy bé nấu ăn từ sớm không chỉ giúp bé phát triển kỹ năng sống tốt hơn mà còn giúp con trẻ trở nên độc lập hơn khi lớn lên.
Nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa đều là những kỹ năng cần thiết để bé có thể độc lập hơn khi lớn lên, đặc biệt nếu bé có cuộc sống xa nhà về sau. Chính vì thế, ngay từ khi bé còn nhỏ, bố mẹ nên bắt đầu dạy bé nấu ăn thông qua những công việc nhà đơn giản nhất.
Lợi ích của dạy nấu ăn cho trẻ em
Nhiều bố mẹ cho rằng, dạy trẻ em nấu ăn chỉ đơn giản là giúp bé học thêm kỹ năng mới. Tuy nhiên, việc nấu ăn có thể giúp bé học hỏi thêm được nhiều điều như:
- Nâng cao khả năng số học từ sớm thông qua việc cân, đo đong đếm ở trong bếp.
- Giúp bé phát triển kỹ năng đọc việc thông qua hoạt động đọc công thức.
- Tạo cơ hội để bố mẹ và bé chơi cùng nhau, giúp tình cảm gia đình thêm khăng khít.
- Bé có cơ hội phát triển khả năng sáng tạo, được vui chơi và thực hành nhiều hơn.
Bên cạnh đó, việc bé cùng cả nhà chuẩn bị bữa ăn cũng là một cách giúp bé phát triển các kỹ năng xã hội thông qua việc trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ.
>>> Xem thêm: Dạy nấu ăn cho bé: 7 lưu ý giúp bé vào bếp an toàn
Cách dạy bé nấu ăn hiệu quả
Với trẻ nhỏ, bố mẹ nên để tự lựa chọn món ăn mình nấu miễn sao vẫn đảm bảo được công thức món ăn phải thật đơn giản và bố mẹ luôn là người giám sát bé nấu đến cuối cùng.
Thông thường, những món ăn bố mẹ nên lựa chọn nên là các món yêu thích mà bé thích ăn nhất. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm công thức dễ nấu cho bé trên mạng hoặc mua một vài quyển sách dạy trẻ nấu ăn để bé đọc.
Sau khi đã quyết định được món để nấu, bố mẹ nên chuẩn bị đủ dụng cụ và nguyên liệu cho những món cần nấu cũng như một khoảng bếp rộng rãi cho bé trổ tại. Do việc dạy bé nấu ăn này khá tốn thời gian, bố mẹ nên nấu ăn cùng với bé vào cuối tuần hoặc bất kỳ khi nào mà cả gia đình thoải mái nhất.
Dạy bé nấu ăn thế nào?
Để dạy nấu ăn cho trẻ, bố mẹ nên tuân thủ theo các bước sau:
- Đầu tiên, bố mẹ nên giới thiệu trước cho bé về món ăn bao gồm những thông tin về nguyên liệu và công thức.
- Tiếp theo đó, giao việc cho bé. Bố mẹ nên tùy vào khả năng của con mà giao việc cho phù hợp. Ban đầu, bé có thể sẽ chỉ phụ trách rửa rau, hoa quả, múc đồ ăn và giúp đỡ việc cân đo liều lượng. Với việc thái cắt, bố mẹ nên luyện cho bé kỹ năng dùng dao bằng việc dùng dao nhựa cắt những món mềm như đậu phụ hoặc hoa quả mềm. Dù giao cho bé nhiệm vụ gì thì bố mẹ cũng cần làm mẫu cho con trước nhé.
- Trong khi nấu ăn, bố mẹ vừa thực hiện các kỹ năng vừa giới thiệu từng món. Bố mẹ cũng nên sử dụng một vài tính từ miêu tả hương vị để bé dễ tưởng tượng nhé. Bên cạnh đó, khi giới thiệu về thức ăn, bố mẹ cũng cần giới thiệu từng loại nguyên liệu và giải thích vì sao chúng tốt cho sức khỏe.
- Sau khi bé nấu xong, hãy để bé chia sẻ món ăn đó với người thân và bạn bè. Đặc biệt, dù món ăn có ngon hay không, bố mẹ cũng đừng quên khen gợi bé nhé!
Dạy bé nấu ăn theo từng độ tuổi
Với các em nhỏ dưới 4 tuổi, bố mẹ nên cho bé nấu một số món ăn nhiều màu sắc như salad. Đây là món không chỉ dễ làm mà còn tạo cơ hội cho bé hào hứng với việc ăn rau hơn.
Với những bé 6 tuổi, đã nhận biết được mặt chữ, việc cùng bé đọc và viết công thức sẽ giúp nâng cao kỹ năng đọc viết cũng như khả năng toán học của bé.
Dạy bé nấu ăn hay bất kỳ kỹ năng mềm nào khác đều không khó nếu bố mẹ luôn đồng hành bên con. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bé yêu và bố mẹ sẽ có những giây phút thú vị trong căn bếp gia đình.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận