Cách tập cho trẻ ngồi bô với 5 bước cực đơn giản bố mẹ nào cũng cần biết

Trí não & Nhận thức - 29/06/2020

Ngồi bô khi đi vệ sinh là thói quen tốt mà trẻ nào cũng nên biết. Hãy cùng tìm hiểu cách tập cho trẻ ngồi bô qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ nhỏ thường hiếu động nên rất khó để có thể ngồi một chỗ để đi vệ sinh. Điều này không chỉ khiến trẻ tạo thói quen xấu mà còn rất mất vệ sinh. Biết được cách tập cho trẻ ngồi bô sẽ giúp bố mẹ cải thiện được tình trạng trên cho trẻ.

Khi nào tập bé ngồi bô

Khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây, bố mẹ nên cân nhắc đến việc tập cho trẻ ngồi bô:

Dấu hiệu sinh lý

  • Trẻ đã biết đi và có thể chạy.
  • Trẻ đi vệ sinh đều đặn ở những khung giờ xác định trong ngày.
  • Tã của trẻ có thể khô ráo ít nhất 2 tiếng hoặc trong giờ ngủ trưa. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ bàng quang của trẻ đã phát triển đầy đủ.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé theo từng độ tuổi

Dấu hiệu về hành vi

  • Trẻ ngồi yên một chỗ từ 2-5 phút.
  • Trẻ biết kéo quần của mình lên và xuống thành thạo.
  • Trẻ không thích cảm giác mặc tã ướt và bẩn.
  • Trẻ tò mò về các hành vi vệ sinh cá nhân của người khác như theo dõi bố mẹ đi tắm.
  • Trẻ đưa ra những dấu hiệu hoặc lời nói khi trẻ muốn đi vệ sinh như ngồi xổm hoặc chỉ vào bộ phận sinh dục.
  • Trẻ thích tự lập và tự hào khi có thể làm được điều gì đó.
  • Không phản kháng việc tập đi vệ sinh.

Cách tập cho trẻ ngồi bô.
Khi thấy trẻ bắt đầu nhận thức được việc đi vệ sinh, bố mẹ có thể tập cho trẻ ngồi bô.

Dấu hiệu về nhận thức

  • Trẻ nhận thức được các tín hiệu sinh lý và biết tự chạy đến bô khi cảm thấy buồn đi vệ sinh. Một số trẻ có thể thông báo với bố mẹ trước khi đi và thậm chí nhịn cho đến khi ngồi bô.
  • Trẻ hiểu được những yêu cầu hoặc hướng dẫn đơn giản của bố mẹ.
  • Trẻ hiểu được giá trị của việc đặt đồ vật đúng vị trí.
  • Trẻ hiểu những từ ngữ chỉ việc đi vệ sinh.

Lưu ý trước khi tập cho bé ngồi bô

Khi bắt đầu việc dạy trẻ ngồi bô, các mẹ hãy lưu ý những điều sau:

Dành nhiều lời khen cho trẻ

Mỗi em bé đều sẽ có những mốc phát triển khác nhau và có thời điểm học ngồi bô khác nhau. Chính vì thế, thay vì thúc ép trẻ, bố mẹ hãy dành thật nhiều lời khen để trẻ có động lực. Thậm chí, nếu trẻ không chịu ngồi bô, bố mẹ vẫn nên dùng lời lẽ nhẹ nhàng để khuyến khích trẻ. Trẻ nhỏ rất thích được công nhận nên cách làm này sẽ khiến trẻ hào hứng với việc tập ngồi bô hơn.

Em bé nhìn bô.
Sử dụng tã vải sẽ khuyến khích trẻ tự đi vệ sinh nhiều hơn.

Sử dụng tã vải

Trước khi tập cho trẻ ngồi bô, bố mẹ nên đổi từ bỉm sang tã vải cho trẻ. Việc tè vào tã vải sẽ gây ra cảm giác ướt át khó chịu cho trẻ và khiến trẻ có động lực gọi mẹ cho đi vệ sinh vào những lần sau. Bố mẹ nên chọn loại tã vải mềm, co giãn và có chất lượng tốt để hạn chế tình trạng hăm tã ở trẻ.

Tập thói quen cho trẻ ngồi bô từ sớm

Trên thực tế, trẻ càng lớn sẽ càng khó tiếp thu cái mới. Chính vì thế, bố mẹ nên giới trẻ thiệu cho trẻ việc đi vệ sinh vào bô càng sớm càng tốt. Nếu trẻ chưa ngồi được bô, bố mẹ có thể mua một chiếc bô xinh xắn để ở góc nhà và giới thiệu cho trẻ mỗi lần đi qua. Nhờ vậy, trẻ sẽ không cảm thấy không hề xa lạ với chiếc bô.

Em bé ngồi bô dùng máy tính.
Sự kiên nhẫn là yếu tố quyết định cho việc tập cho trẻ ngồi bô có thành công hay không.

Thật kiên nhẫn

Ngồi bô là một kỹ năng mới nên các mẹ khi dạy cho trẻ đều cần sự kiên nhẫn. Bố mẹ sẽ phải lặp đi lặp lại nhiều lần việc dùng bô để trẻ có thể nhớ lâu. Bên cạnh đó, hãy coi việc luyện ngồi bô là một trò chơi và đừng đặt nặng áp lực cho trẻ. Bố mẹ càng khó khăn, trẻ càng cảm thấy sợ hãi.

2. Cách tập cho trẻ ngồi bô

Với 5 bước dưới đây, bố mẹ có thể tập ngồi bô cho bé rất đơn giản: 

Bước 1: Xác định thời điểm thích hợp để tập cho trẻ ngồi bô

Theo các bác sĩ nhi khoa, việc huấn luyện trẻ dùng bô có lâu hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thời điểm bố mẹ bắt đầu dạy trẻ dùng bô. Dựa vào các dấu hiệu về tâm lý, sinh lý và nhận thức, bố mẹ hoàn toàn có thể phán đoán được trẻ đã sẵn sàng cho việc ngồi bô chưa. Bên cạnh đó, quan sát tã của trẻ cũng là một cách xác định thời gian đi vệ sinh cho trẻ. Nếu tã của trẻ khô ráo trong thời gian dài và ít ướt hơn giai đoạn trước thì bố mẹ nên bắt đầu tập ngồi bô cho trẻ được rồi đấy.

Bước 2: Lựa chọn chiếc bô phù hợp

Một chiếc bô phù hợp cũng sẽ khuyến khích và giúp trẻ hình thành thói quen đi vệ sinh hiệu quả hơn. Bố mẹ nên đo vòng ba của trẻ trước khi đi mua bô để đảm bảo bô không quá chật hoặc quá rộng, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Bước 3: Chọn mua quần cho trẻ

Trong những ngày đầu tập cho trẻ ngồi bô, rất khó để phòng tránh được việc trẻ đái dầm. Chính vì thế, bố mẹ nên dữ trự thêm một vài chiếc quần mỏng để thay cho trẻ bất kỳ khi nào cần. Mỗi lần thay cho trẻ, bố mẹ nên thường xuyên nhắc nhở về thói quen đi vệ sinh đúng và khen thưởng trẻ nếu trẻ thực hiện thành công việc ngồi bô dù chỉ một lần.

Bước 4: Chú ý đến những “tín hiệu đèn xanh” của trẻ

Để rèn luyện cho bé cách đi vệ sinh trở thành thói quen thường xuyên thì trong khoảng thời gian đầu bạn nên chú ý đến những biểu hiện của bé. Bởi thời gian đầu bé có thể chưa biết đòi đi vệ sinh hoặc chưa biết nói để thông báo với bạn về “thông điệp” ấy. Những dấu hiệu dễ nhận biết và bạn nên nhanh chóng đưa bé vào vị trí ngồi bô như bé dùng tay chạm vào “vùng kín”, bé đang chơi bỗng dưng im lặng, bé tự đi vào nhà vệ sinh, bé bi bô nói từ “ị”….Khi ấy hãy nhanh chóng đưa bé vào nhà vệ sinh và ngồi bô.

em bé ngồi bô.
Một trong những cách tập cho trẻ ngồi bô đó là động viên trẻ thật nhiều.

Bước 5: Động viên trẻ ngay cả khi trẻ gặp “nạn”

Theo Hiệp Hội Nhi Khoa - Mỹ, việc ngồi bô của trẻ có thể sẽ rất khó khăn trong và này đầu và rất có thể trẻ sẽ gặp phải một vài “tai nạn” không mong muốn. Những lúc như vậy, thay vì la mắng khiến trẻ hoảng hốt, bố mẹ nên động viện và cùng trẻ lau dọn “bãi chiến trường” thật vui vẻ nhé.

Trên thực tế, cách tập cho trẻ ngồi bô rất đơn giản nếu bố mẹ đủ kiên nhẫn và sẵn sàng đồng hành cùng con. ODPHUB mong rằng, qua bài viết này, bố mẹ đã tự tin hơn trong quá trình chăm sóc và hình thành các thói quen vệ sinh tốt cho con.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận