Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy có phải là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa?

Thể chất & Dinh dưỡng - 18/04/2020

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy khiến nhiều bố mẹ lo lắng về sức khỏe của con mình. Vậy đây có phải dấu hiệu trẻ đang bị bệnh?

Thông thường, trong tháng đầu tiên, trẻ thường xuyên xì xoẹt liên tục khoảng 5-10 lần một ngày. Nếu trẻ đi phân sệt, màu vàng sậm và tăng cân đều thì bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu, nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy thì bố mẹ sẽ cần quan sát và chăm sóc trẻ cẩn thận hơn. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nên nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy cũng khá là nhiều. Những nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện

Do mới sinh ra nên hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh thường chưa được hoàn thiện, dẫn đến tình trạng đi ngoài có bọt. Trong trường hợp phân của trẻ sơ sinh có bọt và nhầy, hơi lòng thì khả năng cao đường ruột của trẻ đang bị kích thích và đường trong sữa mà trẻ vừa uống cũng không được tiêu hóa.

Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột

Một số vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Campylobacter hay E. coli đều có thể gây ra hiện tượng đi ngoài có bọt kèm tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Nếu bị nhiễm những loại khuẩn này đi kèm với các triệu chứng như sốt, chuột rút, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị.

Dị ứng sữa

Một số trẻ bị dị ứng với protein trong sữa cũng có thể bị đi ngoài bọt kèm theo tiêu chảy. Trẻ cũng có thể bị đau bụng và đi ngoài ra máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng protein trong sữa có thể khiến trẻ phát ban, sưng và khó thở.

Em bé chổng mông
Dị ứng đạm sữa bò khiến nhiều trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy. 

Hội chứng kém hấp thu

Một số trẻ bị hội chứng kém hấp thu cũng có thể bị đi ngoài có bọt và nhầy do chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.

Chế độ ăn uống của mẹ

Với những trẻ đang bú sữa mẹ thì chế độ ăn của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Nếu mẹ ăn nhiều các loại thực phẩm nhuận tràng, trẻ có thể bị đi ngoài có bọt. 

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Nếu có dấu hiệu bất thường ở đường ruột, phân của trẻ thường sẽ có bọt và lúc này sẽ có 5 trường hợp xảy ra đối với sức khỏe của trẻ:

Liên tục bị đi ngoài ra bọt và quấy khóc

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy liên tục, bú ít hoặc bỏ bú, quấy khóc, cân nặng giảm hoặc không lên cân trong thời gian dài, rất có thể trẻ đang bị viêm nhiễm đường ruột hoặc bị bệnh rối loạn tiêu hóa.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này có thể kể đến như:

  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
  • Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò.
  • Trẻ sơ sinh có hội chứng kém hấp thu
  • Mẹ đang cho con bú nhưng lại dùng thuốc xổ hoặc ăn các loại thức phẩm nhuận tràng
  • Trẻ sơ sinh bị lạnh bụng

Khi trẻ gặp phải tình trạng này, mẹ không nên tự ý mua thuốc hay dùng bất kỳ mẹo dân gian nào để điều trị bệnh trẻ em này vì có thể gây phản tác dụng. Điều mà mẹ nên làm lúc này đó là đến các cơ sở y tế để khám và có sự chỉ dẫn, hỗ trợ điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy làm bố mẹ phải thay bỉm.
Tùy vào từng trường hợp, bố mẹ cần quan sát trẻ để có cách chăm sóc phù hợp.

Có bọt khi đi ngoài nhưng vẫn bú mẹ bình thường

Nếu phân của trẻ có bọt nhưng vẫn bú mẹ bình thường, khóc quấy khóc và tăng cân đều thì bố mẹ không cần lo lắng quá. Điều bố mẹ cần làm lúc này đó là chăm sóc trẻ chu đáo và điều tiết chế độ ăn uống của chính mình. 

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Nếu phân của trẻ có bọt và nhầy, bố mẹ nên xem xét màu phân của trẻ để điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp.

  • Nếu phân trẻ có màu xanh sẫm, lượng ít, dính nhầy, mỗi khi bú hoặc sau bú trẻ hay khóc thì có thể trẻ đang bị đói. Mẹ nên cho trẻ bú nhiều hoặc tăng lượng sữa mỗi cữ để trẻ bú đủ, bú no.
  • Nếu phân trẻ cứng, bên ngoài có nhầy hoặc máu thì có thể là trẻ bị táo bón.
  • Nếu phân trẻ trông như bã đậu, có màu xanh lẫn chất nhầy là do trẻ bị viêm nhiễm ở đường ruột.

Trẻ sơ sinh sôi bụng đi ngoài sủi bọt

Hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh khá là bình thường và không gây khó chịu như mẹ nghĩ. Chỉ khi nào trẻ quấy khóc liên tục thì rất có thể trẻ đang bị tắc nghẽn lượng khí ở các nếp của ruột hoặc một nơi nào đấy trong hệ tiêu hóa. 

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề này có kể đến như: chế độ ăn của mẹ nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu hoặc mẹ cho trẻ bú không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh. 

Để hạn chế tình trạng này bố mẹ cần làm theo một số lưu ý sau:

  • Hạn chế thực phẩm sinh hơi như cà chua, cam, bắp cải…  trong chế độ ăn của mẹ. Mẹ cũng không ăn thực phẩm cay nóng, gia vị nặng mùi.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu, đặc biệt với những trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò.
  • Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng, bố mẹ đổi tư thế cho trẻ bằng cách đặt trẻ tựa đầu lên vai và vỗ lưng để trẻ ợ hơi hoặc cho trẻ tập đạp xe.

Cách chữa trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy

Mỗi trẻ sẽ có cơ địa và điều kiện chăm sóc khác nhau nên cũng sẽ cóc cách điều trị khác nhau. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân sao cho hợp lý. Mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa… để tăng lượng khoáng chất và vitamin cần thiết cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe. 

Bố thay bỉm cho bé.
Bố mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống để đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ.

Đối với trẻ bú sữa công thức, con có thể bị đi ngoài sủi bọt 2 đến 3 ngày khi mới uống vì hệ thống tiêu hóa cần thời gian thích nghi. Với trẻ uống sữa công thức, trẻ có thể đi ngoài sủi bọt từ 2-3 ngày khi mới uống vì hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian làm quen với sữa. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt kéo dài, mẹ nên thay đổi sang các loại sữa công thức khác. Mẹ nên tìm đến các loại sữa dành riêng cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bỏ, không chứa lactose, giúp trẻ dễ tiêu hóa.

Khi phát triển trẻ sơ sinh sinh bị tiêu chảy, đi ngoài có nhầy và bọt, điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là bù đủ nước cho trẻ sơ sinh. Mẹ nên tăng cường cữ bú và lượng bú cho trẻ nhiều hơn. Ngoài ra, bố mẹ có thể hỏi tư vấn của các bác sĩ về việc sử dụng các loại nước uống bù điện giải cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sơ sinh uống nước linh tinh bố mẹ nhé. 

Nếu trẻ gặp phải những trường hợp như:

  • Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày không khỏi.
  • Trong phân có lẫn kèm máu.
  • Trẻ mệt mỏi, bỏ ăn uống.
  • Trẻ bị sốt cao.
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.

Bố mẹ hãy đưa trẻ đến các bệnh viện gần nhất để được thăm khám và điều trị hiệu quả. 

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và nhầy có phải là bệnh hay không dôi khi còn còn phụ thuộc vào số lần đi và biểu hiện kèm theo của trẻ. Nếu lo lắng, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn chữa trị hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này của ODP, bố mẹ sẽ tự tin hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận