Cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất và những điều mẹ nên biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 08/05/2020

Bài viết dưới đây của ODPHUB sẽ giới thiệu cho bố mẹ cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất cùng những điều bố mẹ nên biết về việc tập cho bé bú bình.

Một trong những vấn đề mà rất nhiều mẹ quan tâm là làm thế nào để tìm ra cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất. Làm sao để tập cho bé bú bình khi mẹ đã hết sữa hoặc mẹ chuẩn bị phải đi làm? 

Cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất là gì?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bé nên bắt đầu tập bú bình sau khi tròn 1 tháng tuổi. Trong trường hợp mẹ phải đi làm, hãy tập cho bé bú bình ít nhất 2 tuần trước khi mẹ bắt đầu đi làm trở lại để cả mẹ và bé có đủ thời gian để làm quen dần với việc này. 

Việc bú bình không giống như bú mẹ, do đó bé có thể sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen với sự thay đổi này. Dưới đây là một vài cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất mà mẹ có thể tham khảo: 

  • Cho bé bú bình sau lần bú mẹ bình thường vào buổi tối để con tập làm quen với núm ti của bình. Lúc này, mẹ có thể bắt đầu đổ vào bình một chút sữa mẹ (khoảng 15ml).
  • Sử dụng kỹ thuật cho trẻ bú bình từ từ. Mẹ nên sử dụng loại núm ti dành cho bé sơ sinh, có tốc độ chảy chậm. Khi cho bé bú, mẹ hãy giữ cho bình hơi nằm ngang, thỉnh thoảng dừng lại một lúc cho bé “tạm nghỉ” và cũng đổi bên như khi cho bé bú ti mẹ. Hãy dừng cho bé bú bình khi con có dấu hiệu no bụng.  
  • Nhờ một người khác (như bà hoặc bố hoặc người chăm sóc bé) cho bé bú bình trong lần đầu tiên, bởi vì nếu trong lần đầu bú bình và thấy mẹ cầm bình sữa, bé có thể sẽ thấy bỡ ngỡ vì mẹ ở bên nhưng lại không được bú ti mẹ.  
  • Ra khỏi phòng khi bé đang bú bình. 

kinh nghiệm tập cho trẻ bú bình
Theo lời khuyên của các chuyên gia, bé nên bắt đầu tập bú bình sau khi tròn 1 tháng tuổi.

Mẹ nên làm gì nếu bé không chịu bú bình?

Có nhiều bé tập bú bình rất dễ dàng và nhanh chóng, nhưng cũng có những bé gặp khó khăn hơn trong quá trình chuyển từ bú mẹ sang bú bình. Lúc này, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây: 

  • Sử dụng bình có núm ti gần giống với núm ti giả của bé. Ví dụ, nếu bé bú núm ti giả bằng cao su latex, hãy sử dụng bình có núm ti cũng bằng cao su latex. Tương tự với các loại núm vú làm từ silicon và các loại chất liệu khác. Bố mẹ cũng nên lưu ý làm ấm núm ti bằng nước ấm trước để núm ti mềm và giống với ti mẹ hơn. 
  • Cho bé thử trước với một chút sữa mẹ ở đầu núm ti bình để khi bắt đầu bú, bé có thể sẽ muốn bú nhiều hơn. Tuyệt đối không sử dụng mật ong lên đầu núm vú cho bé dưới 12 tháng tuổi vì mật ong có thể khiến bé bị ngộ độc. 
  • Cho bé chơi đùa với núm ti để làm quen dần. Ví dụ, bé chỉ nhai mà không bú, bố mẹ đừng lo lắng mà hãy để cho bé tiếp tục như vậy, vì dần dần sau đó bé mới  bắt đầu bú.  
  • Bế bé với nhiều tư thế khác nhau. Hãy đặt bé vào xe đẩy dành cho trẻ sơ sinh để con nằm thẳng lên một chút, sau đó ngồi trước mặt bé và cho bé bú bình. Bố mẹ cũng có thể cho bé ngồi lên đùi và đặt lưng bé áp vào ngực mình. 
  • Thử pha sữa với nhiều nhiệt độ khác nhau. Bé có thể sẽ thích sữa ấm hoặc lạnh hơn một chút, nên bố mẹ hãy thử pha sữa bằng nước với nhiều nhiệt độ khác nhau để xem con thích sữa như thế nào nhất. 
  • Thử cho bé bú bình vào những khoảng thời gian khác trong ngày. Ví dụ, bé không chịu bú bình vào ban ngày, hãy thử cho bé bú vào ban đêm hoặc ngược lại. 

>>> Tham khảo thêm:

cách tập cho trẻ bú bình
Có nhiều bé tập bú bình rất dễ dàng và nhanh chóng, nhưng cũng có những bé gặp khó khăn hơn trong quá trình chuyển từ bú mẹ sang bú bình.

Những vấn đề mà bố mẹ có thể gặp phải trong quá trình tập cho bé bú bình

Bố mẹ đã cố gắng thử mọi cách nhưng bé lại càng ngày càng không chịu bú bình

Bé sẽ cần thời gian để làm quen với việc bú bình. Do vậy, bố mẹ nên kiên nhẫn trong việc sử dụng cùng một loại bình sữa, núm ti và kỹ thuật cho bé bú trước khi đổi sang loại khác. Nếu cứ liên tục thay đổi kỹ thuật cho bé bú hay thay đổi loại bình, núm ti, bố mẹ sẽ dễ khiến bé cảm thấy bối rối và không chịu bú bình. 

Nếu bé khóc quấy và đẩy bình sữa ra, bố mẹ hãy từ từ và nhẹ nhàng dỗ dành, xoa dịu con rồi đưa bình cho bé bú lần nữa. Trong trường hợp bé vẫn nhất định không chịu bú, hãy tạm ngưng việc cho bé bú rồi thử lại trong khoảng 1-2 giờ sau đó (khi bé ngoan và tỉnh táo hơn).

Ban đầu bé chịu bú bình nhưng về sau lại đòi bú mẹ

Khởi đầu thành công không có nghĩa là về sau vẫn sẽ suôn sẻ. Có nhiều trường hợp bé rất ngoan ngoãn chịu bú bình trong thời gian đầu nhưng về sau đột nhiên lại đòi bú mẹ và không muốn bú bình nữa. Đó là vì khi bú mẹ, bé sẽ có cảm giác ấm áp và được yêu thương hơn vì bú từ mẹ, là người mình yêu thương và tin tưởng.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bé đột nhiên bỏ bú bình, hãy thử liên hệ với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên và chọn ra phương pháp tập cho bé bú bình trở lại phù hợp. 

Có nên bỏ qua việc bú bình mà dạy bé uống bằng cốc luôn hay không?

Ở một vài nơi trên thế giới, bé sơ sinh được dạy cách uống bằng cốc từ khi còn rất nhỏ. Việc này có thể đem lại một vài lợi ích như bé không bị bối rối khi chuyển từ bú mẹ sang bú bình và mẹ không phải cai bú bình cho bé về sau. Tuy nhiên, việc giúp bé tập uống sữa bằng cốc là quá trình tốn khá nhiều thời gian và cần sự hỗ trợ rất lớn từ người lớn, nên có thể sẽ khó khăn hơn với những bố mẹ quá bận rộn.  

ODPHUB hy vọng qua bài viết trên bố mẹ đã hiểu thêm về cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận