Các bệnh đường ruột ở trẻ em mà bố mẹ không nên bỏ qua
Thể chất & Dinh dưỡng - 02/08/2020
Hệ tiêu hóa non nớt khiến các bé rất dễ mắc phải các bệnh đường ruột ở trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu xem những bệnh này là gì và cách phòng ngừa bố mẹ nhé!
Sức đề kháng kém cùng hệ tiêu hóa non nớt khiến các bé rất dễ mắc các bệnh đường ruột ở trẻ em. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh rất dễ biến chuyển nhanh và gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé về sau.
1. Nguyên nhân gây các bệnh đường ruột ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ. Một trong số đó có thể kể đến như:
- Hệ tiêu hóa non nớt và chưa hoàn thiện.
- Sức đề kháng của hệ tiêu hóa còn yếu nên dễ bị virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng tấn công.
- Dùng kháng sinh nhiều cũng khiến bé bị viêm đường ruột do thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi nên làm mất cân bằng sinh thái đường ruột.
- Bé bị nhiễm bẩn từ đồ chơi quần áo do vệ sinh kém và không rửa tay sạch cho bé trước khi ăn0. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bé bị các bệnh đường ruột ở trẻ em do biến chứng từ các bệnh khác như: viêm phổi, viêm đường hô hấp hoặc viêm phế quản.
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng không hợp lý
- Hệ thống men tiêu hóa kém và chưa hoàn thiện.
- Ăn nhiều thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn chứa chất bảo quản, đồ ăn chưa được nấu chín, đồ uống có ga...
2. Các bệnh đường ruột ở trẻ em thường gặp
Một số bệnh đường ruột ở trẻ em mà bố mẹ sẽ thường gặp như:
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh đường ruột khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy là do virus và vi khuẩn tấn công đường ruột khiến bé bị tiêu chảy cấp kéo dài.
Bé được coi là bị tiêu chảy khi:
- Đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày
- Bụng đau.
- Buồn nôn hoặc nôn
- Chướng bụng, đầy hơi
- Có biểu hiện mất nước
Tiêu chảy là bệnh diễn ra khá phổ biến tuy nhiên nếu không được bù nước và điện giải kịp thời, bé dễ bị mất nước, dẫn đến những hậu quả khó lường. Chính vì thế, bố mẹ rất cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng của bé trong khi bé bị tiêu chảy. Với những bé còn đang bú mẹ thì cần phải tăng lượng và cũ bú. Với những bé lớn hơn, mẹ nên cho bé ăn uống từng chút một và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, không nên tự ý sư dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Trong trường hợp bé bị quá nặng, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
>>> Xem thêm: Bé sơ sinh bị tiêu chảy và những điều bố mẹ cần biết
Bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ thường do ký sinh trùng amip và trực khuẩn shigella gây nên. Bé bị bệnh kiết lỵ thường có các dấu hiệu như:
- Phân có lẫn chất nhầy và máu
- Sốt cao
- Đau bụng
- Luôn có cảm giác muốn đi vệ sinh
Kiết lỵ kéo dài có thể khiến bé kiệt sức, mệt mỏi, lả đi, hôn mê và dẫn đến tử vong. Đặc biệt, nếu ký sinh trùng amip xâm nhập vào gan có thể gây áp xe gan. Với những bé bị kiết lỵ do trực khuẩn shigella biến chứng, có thể có tình trạng tử vong trong 24 giờ.
Bệnh tắc ruột
Bệnh tắc ruột là tình trạng bé không thể đi vệ sinh được. Nguyên nhân chính dẫn đến tắc ruột là do bị xoắn ruột, phình đại tràng bẩm sinh, lồng ruột hoặc thoát vị bẹn khiến ruột bị nghẹn. Khi bị tắc ruột, bé thường nôn ói liên tục, đôi khi nôn cả nước mật.
Khi bé bị tắc ruột, cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bệnh tả
Tả là một trong các bệnh đường ruột ở trẻ em rất nguy hiểm, dễ lây lan thành ổ dịch và gây tử vong nhanh chóng.
Những triệu chứng của bệnh tả bao gồm:
- Tiêu chảy, đi đại tiện ra nước màu trắng đục ồ ạt, không cầm được.
- Đau bụng
- Nôn ói liên tục
Việc đi vệ sinh ra nước và nôn ói liên tục khiến bé nhanh chóng bị mất nước, kiệt sức và nghiêm trọng hơn là có thể bị tử vong. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do vi khuẩn tả. Đây là loại vi khuẩn ẩn chứa ở những nơi dơ bẩn hoặc trú ngụ trong các loại thực phẩm kém vệ sinh, bị ôi thiu hay chưa nấu chín, bị ruồi nhặng đậu vào. Nếu ăn phải những loại thực phẩm này, bé sẽ nhiễm bệnh.
Để phòng tránh bệnh tả, bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn cho bé. Cho bé ăn chín, uống sôi và không cho bé ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, bản thân bố mẹ cũng nên tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Bệnh thương hàn
Một số biểu hiện phổ biến của bệnh thương hàn có thể kể đến như:
- Đầy bụng, chậm tiêu
- Đau bụng
- Có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón
Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do vi khuẩn salmonella mang nhiều độc tố dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết ruột, thủng ruột khiến bé bị viêm não rồi tử vong.
Táo bón
Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Một số biểu hiện cụ thể của táo bón có thể kể đến như:
- Đi đại tiện ít hơn bình thường
- Đi đại tiện ra phân rắn
- Đau bụng quằn quại mỗi lần đi vệ sinh.
- Buồn đi vệ sinh nhưng rặn không ra phân.
Nguyên nhân chính gây ra táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý: thiếu chất xơ và uống ít nước. Ngoài ra, bệnh có thể hình thành do bé có thói quen nhịn đi cầu hoặc mắc các bệnh đại tràng, rối loạn chức năng co bóp đại tràng hay mắc phải những bệnh liên quan đến cột sống.
Chính vì thế, khi bé bị táo bón, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ như: rau củ quả.
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây cũng là một trong những bệnh đường ruột phổ biến ở trẻ nhỏ. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là ợ nóng. Thậm chí, trong một số trường hợp, bé không có biểu hiện gì nhưng khi đi khám lại vô tình phát hiện ra bệnh.
Nếu để lâu dài không điều trị, trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến viêm loét thực quản, hẹp thực quản, biến đổi niêm mạc thực quản... hay thậm chí là ung thu thực quản.
Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa thường khiến bé ăn không ngon, khó tiêu và dẫn đến biếng ăn hoặc táo bón. Đây cũng là bệnh rất dễ gặp phải ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, sức đề kháng kém. Một số bé do dùng kháng sinh hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Bệnh ảnh hưởng đến sức ăn của bé, tác động không tốt cho quá trình phát triển, ổn định của bé, khiến bé thiếu cân, còi xương, suy dinh dưỡng.
3. Cách phòng tránh các bệnh đường ruột ở trẻ em
Để phòng tránh các bệnh đường ruột ở trẻ em, bố mẹ nên tuần thủ một số yêu cầu sau:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, phù hợp với lứa tuổi của bé.
- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm ở bên ngoài không rõ nguồn gốc.
- Tạo thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho bé.
- Cho bé ăn uống điều độ, đúng giờ.
- Cung cấp đủ nước cho bé vì đây là chất cần thiết để làm loãng thức ăn, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường ruột.
- Cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Bổ sung cho bé thực phẩm nhiều chất xơ, các thực phẩm giàu men vi sinh và không có tính axit như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, cà rốt, súp lơ, bắp cải, rau xanh...
- Cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm giúp tái tạo tế bào miễn dịch như: sò, củ cải, đậu Hà Lan, lạc, khoai lang...
- Hạn chế cho bé ăn đồ chiên rán gây đầy bụng, khó tiêu.
- Hạn chế cho bé ăn các món cay hoặc chua.
- Tập cho bé thói quen nhai thật kỹ thức ăn giúp thức ăn hòa trộn với các enzyme trong nước bọt và từ đó dễ dàng tiêu hóa hơn.
- Không cho bé ăn quá no và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Cho bé tập thể dục và vận động hàng ngày. Tuy nhiên, không nên cho bé hoạt động mạnh ngay sau khi ăn xong.
- Tránh tạo cảm giác căng thẳng, ức chế, nhất là trong bữa ăn
- Bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé.
Các bệnh đường ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bản thân bố mẹ biết cách quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bé nhiều hơn. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã hiểu thêm về những vấn đề đường ruột của bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận