Những điều bố mẹ nên biết về chứng chậm nói ở trẻ

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 16/09/2019

Trẻ nhỏ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Tuy vậy, bố mẹ nào cũng lo ngại khi con không giao tiếp nhanh như các bạn cùng lứa tuổi. Vậy liệu con có mắc chứng chậm nói không? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau đây nhé!

Chứng chậm nói được hiểu là khi trẻ nói và hiểu ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa. Trẻ có thể sẽ gặp khó khăn khi tập nói những từ đầu tiên, học từ mới, nối các từ lại để tạo thành câu, ghi nhớ từ vựng và hiểu ngôn từ. Đôi khi, chứng chậm nói có liên quan đến những hội chứng khác như tự kỷ, Down, hay khiếm thính. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì trẻ chỉ bị chứng chậm nói mà thôi.

Chậm nói có phải là bị rối loạn âm ngữ hay rối loạn phát triển ngôn ngữ không?

Câu trả lời là không.

Chung Cham Noi O Tre Nho Nhung Gi Bo Me Can Biet 1
Chậm nói không phải là bị rối loạn âm ngữ hay rối loạn phát triển ngôn ngữ

Rối loạn âm ngữ là tình trạng trẻ gặp khó khăn khi phát âm, khiến lời nói của trẻ trở nên khó hiểu. Tuy nhiên, những trẻ này có thể có các kỹ năng ngôn ngữ tốt, ví dụ như hiểu tốt câu từ và có thể tạo được câu đúng.

Còn rối loạn phát triển ngôn ngữ là tình trạng trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu và/hoặc nói, khiến cuộc sống hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Chứng chậm nói nếu kéo dài và không được cải thiện cũng có thể là dấu hiệu của sự rối loạn phát triển ngôn ngữ.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng chậm nói

Trong hầu hết các trường hợp thì chứng chậm nói không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng chứng này có thể có yếu tố di truyền.

Chung Cham Noi O Tre Nho Nhung Gi Bo Me Can Biet 2
Chậm nói có thể là do di truyền.

Chứng chậm nói thường xảy ra ở bé trai nhiều hơn bé gái. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ chậm nói hơn nếu gia đình có người bị chậm nói hoặc rối loạn giao tiếp. Những trẻ gặp vấn đề về phát triển (như tự kỷ, hội chứng Down) và những trẻ gặp vấn đề về thính giác cũng thường bị chậm nói.

Chung Cham Noi O Tre Nho Nhung Gi Bo Me Can Biet 3
Những trẻ mắc hội chứng Down thường dễ bị chậm nói hơn.

Bố mẹ nên làm gì nếu trẻ chậm nói?

Nếu nghĩ con mình bị chậm nói, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, ví dụ như thầy cô giáo của con, bác sĩ nhi khoa, chuyên gia ngôn ngữ, chuyên gia về thính giác hoặc bác sĩ tâm lý. 

Bố mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói tại đây.

Nguồn tham khảo: Raising Children

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận