Gợi ý một số động tác của ngôn ngữ ký hiệu cho bố mẹ và bé

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 14/09/2019

Ngôn ngữ ký hiệu giúp bố mẹ giao tiếp với bé từ khi bé chưa biết nói, vì vậy, nó có rất nhiều lợi ích. Bố mẹ hãy cùng con tập một số động tác đơn giản nhé!

Trước khi bé biết nói, ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp bố mẹ và bé giao tiếp dễ dàng hơn. Mà một số động tác để thể hiện những nhu cầu hàng ngày cũng rất đơn giản, bé có thể học được nhanh chóng, khiến bé rất thoải mái khi truyền đi được thông điệp về những gì mình cần.

Bố mẹ có thể giao tiếp với bé bằng ngôn ngữ ký hiệu từ khi nào?

Thời điểm thích hợp nhất để bố mẹ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với bé là khi bé được 8-9 tháng tuổi. Lúc này, bé bắt đầu thích giao tiếp, trở nên cởi mở hơn, tập nói bi bô và dùng biểu cảm khuôn mặt để thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Ngon Ngu Ky Hieu Goi Y Mot So Dong Tac Cho Bo Me V
Thời điểm thích hợp nhất để bố mẹ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với bé là khi bé được 8-9 tháng tuổi.

Bố mẹ hãy bắt đầu bằng những ký hiệu liên quan đến những gì con thích, ví dụ như thức ăn.

Mỗi khi nói đến từ nào đó, bố mẹ cũng hãy ra ký hiệu tương ứng cho bé thấy. Bố mẹ nên dùng nhất quán một loại ký hiệu và lặp đi lặp lại nhiều lần, nhấn mạnh vào từ biểu hiện tương ứng để bé có thể nhận ra rõ ràng. 

Bố mẹ hãy kiên nhẫn, vì có thể phải vài ngày, thậm chí vài tuần, thì bé mới có thể làm quen và ghi nhớ ký hiệu mới.

Ngon Ngu Ky Hieu Goi Y Mot So Dong Tac Cho Bo Me V
Bố mẹ hãy kiên nhẫn khi dạy con ngôn ngữ ký hiệu.

Gợi ý một số động tác của ngôn ngữ ký hiệu cho bố mẹ và bé

Bố mẹ có thể tự tạo những ký hiệu riêng, thuận tiện và dễ hiểu nhất để dạy bé, hoặc cũng có thể dựa trên những loại ngôn ngữ ký hiệu mà bố mẹ tìm trên mạng.

Ngon Ngu Ky Hieu Goi Y Mot So Dong Tac Cho Bo Me V
Bố mẹ có thể tự tạo những ký hiệu riêng, thuận tiện và dễ hiểu nhất để dạy bé.

Dưới đây là một vài ví dụ đơn giản: 

  • “Thức ăn”: đặt ngón tay trỏ lên môi, gần giống như khi mút tay.
  • “Hết rồi”: đưa tay lên cao và lắc bàn tay.
  • “Sợ hãi”: vỗ nhẹ tay vào ngực nhiều lần.
  • “Nóng”: phẩy bàn tay.
  • “Ở đâu?”: nhún vai, hai lòng bàn tay hướng ra phía trước.
  • “Con thỏ”: đưa hai ngón tay lên đầu giả làm tai thỏ.
  • “Ô tô”: hai tay đưa ra trước giả vờ xoay vô lăng.
  • “Quyển sách”: hai bàn tay ngửa và để phẳng, mở ra úp vào.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận