Ý thức độc lập tự chủ của trẻ: Những thay đổi ở trẻ và những điều bố mẹ nên làm

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 06/01/2020

Khi được 1 tuổi, trẻ bắt đầu cảm thấy tự tin và có ý thức độc lập tự chủ hơn. Dù vậy, đôi khi trẻ vẫn bị mâu thuẫn giữa nhu cầu được gần gũi bố mẹ và tính độc lập này.

Từ 1 tuổi, trẻ bắt đầu phát triển ý thức độc lập tự chủ và tự tin hơn về khả năng kiểm soát mọi điều xung quanh. Từ đó, kỹ năng xã hội của trẻ cũng hình thành và phát triển. Tuy vậy, trẻ vẫn rất yêu bố mẹ, thích ở bên bố mẹ, và nhu cầu này thậm chí còn trở nên mãnh liệt hơn trong một số giai đoạn. Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu xem bước phát triển mới này có thể tạo ra những thay đổi gì ở trẻ, và bố mẹ nên làm gì nhé!

Ý thức độc lập tự chủ có thể gây ra mâu thuẫn trong hành vi của trẻ

Những bước tiến trong quá trình phát triển của trẻ (đặc biệt là về kỹ năng vận động) có thể giúp trẻ chủ động hơn trong việc khám phá và thể hiện tính tự lập của mình. Tuy nhiên, cũng chính sự tiến bộ đó lại khiến trẻ vẫn chạy ào đến chỗ bố mẹ, như lời khẳng định rằng mình vẫn là một đứa trẻ bé nhỏ và cần được bố mẹ ôm ấp. 

Trong giai đoạn này, trẻ có thể thể hiện tình yêu với bố mẹ một cách rõ ràng hơn. Chẳng hạn, từ 1 tuổi rưỡi, trẻ sẽ có đủ kỹ năng xã hội và kiểm soát vận động để có thể chủ động ôm hôn bố mẹ.

Tre Au Yem Me Trong Khi Phat Trien Y Thuc Doc Lap Tu Chu
Giai đoạn này, trẻ vẫn cần được bố mẹ vỗ về, ôm ấp, nhưng vẫn muốn tự khẳng định bản thân.

Mặt khác, trẻ cũng có thể bộc lộ thái độ cáu kỉnh và tức giận đối với bố mẹ, đặc biệt là khi bố mẹ làm gì đó ảnh hưởng đến tính độc lập mới mẻ của trẻ. Mà tất nhiên, bố mẹ có thể sẽ phải “ngăn chặn” tính độc lập đó vài lần mỗi ngày. Bởi vì, cho dù ý thức độc lập tự chủ của trẻ ngày càng lớn thì bố mẹ vẫn có trách nhiệm bảo vệ, kiểm soát hành vi và cảm xúc của trẻ. Mặc dù nhiều yêu cầu của bố mẹ đối với trẻ là rất đúng đắn (như không được bôi nước sốt lên lông chó mèo, hay đến giờ thì phải ngừng chơi và đi ngủ…), nhưng trẻ lại cảm thấy như thế là vô lý. Thậm chí, trẻ có thể nổi cơn cáu giận, làm ầm ỹ chỉ vì những yêu cầu đó của bố mẹ.

Bố mẹ nên làm gì để đồng hành vui vẻ cùng trẻ trong giai đoạn này?

Khi trẻ mới bước vào giai đoạn xây dựng tính độc lập, bố mẹ cũng đừng ngại khẳng định quyền kiểm soát của mình. Hơn bao giờ hết, trẻ cần hiểu rằng trẻ vẫn phải làm theo những nguyên tắc và thói quen, cũng như lịch sinh hoạt chung của gia đình. Nói chung, những cơn giận dữ có lý của trẻ cũng không xấu. Chúng sẽ dạy trẻ đối diện với các cảm xúc tiêu cực (thất vọng, tức giận), cũng như biết kiểm soát những mong muốn của mình.

Tre Cau Gian Khi Cam Thay Bo Me Can Tro Su Tu Lap
Bố mẹ đừng nản chí trước sự bùng nổ cảm xúc của trẻ mà hãy cương quyết giữ vững quan điểm để uốn nắn trẻ nhé!

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tôn trọng ý thức độc lập tự chủ của trẻ. Hãy để trẻ tự làm những việc mà mình có thể, dù trẻ không làm đúng theo cách mà bố mẹ muốn. Ví dụ, việc tự ăn là một hoạt động rất quan trọng cho trẻ trong giai đoạn này. Bất cứ khi nào có thể, bố mẹ hãy để trẻ tự ăn (dù là bốc hoặc xúc thìa). Với mỗi vấp váp (làm rơi thức ăn ra nhà, không xúc được miếng thức ăn nhỏ…), trẻ lại học thêm được một chút. Từ đó, các kỹ năng của trẻ cũng được cải thiện. Đó chính là những bước tiến của trẻ trong quá trình trở nên độc lập hơn. Hay chúng ta cũng có thể hiểu rằng, khi bố mẹ cho phép trẻ làm điều trẻ muốn và có khả năng làm, thì trẻ sẽ nhận thức tốt hơn về chính mình và cũng dần học cách điều chỉnh bản thân. Còn bố mẹ thì tránh được những khoảnh khắc căng thẳng được tạo ra bởi tình trạng đôi bên cùng muốn có quyền kiểm soát.

>>>Tham khảo thêm: 10 điểm tích cực của những cơn cáu giận của trẻ (Phần 1)

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận