Những điều bố mẹ cần biết về tính khí của con
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 28/08/2019
Nhiều người có thể nhận xét, đứa trẻ này có tính khí ôn hòa, đứa trẻ kia khó tính… Vậy “tính khí” là gì và có những đặc điểm gì vậy?
Tính khí ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trẻ thích nghi với môi trường. Nói chung, tính khí là phẩm chất nội tâm của trẻ từ khi sinh ra. Tính khí cũng phần nào thay đổi (nhất là trong những năm đầu đời) do các trải nghiệm và tương tác với người khác, với môi trường và do cả sức khỏe nữa.
Mặc dù tính khí sẽ được hình thành tương đối đầy đủ ở thời điểm trẻ bắt đầu đi học, và sẽ không thay đổi mấy trong tương lai, nhưng sự tương tác giữa bố mẹ với trẻ, cũng như cách mọi người hồi đáp lại trẻ, đều có thể tác động đến tính khí đó. Vì vậy, việc bố mẹ có những hiểu biết nhất định về tính khí, tâm lý của con mình cũng sẽ giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn nhiều.
9 đặc điểm tính khí
Đây là những đặc điểm mà bố mẹ cần để ý ở con mình, để có sự tác động hoặc can thiệp cụ thể đối với từng khía cạnh của tính khí:
Mức độ hoạt động
Là mức độ hoạt động thể chất, chuyển động, sự bồn chồn bứt rứt trong các hoạt động hàng ngày (và cũng có thể ảnh hướng tới giấc ngủ của trẻ).
Tính nhịp nhàng và đều đặn
Là sự hiện diện hoặc thiếu vắng một thói quen chức năng thể chất cơ bản như ăn uống, ngủ nghỉ.
Cách tiếp cận và thu mình
Là cách phản ứng bước đầu của trẻ trước những kích thích mới (nhanh và dứt khoát, hoặc chậm và do dự), như trước người lạ, địa điểm, tình huống, đồ ăn mới, những sự thay đổi trong thói quen hoặc những thay đổi khác.
Khả năng thích nghi
Là mức độ dễ dàng hoặc khó khăn trong việc điều chỉnh bản thân để thích nghi với tình huống mới, và cách trẻ điều chỉnh phản ứng của mình.
Cường độ
Là mức năng lượng tích cực hay tiêu cực của trẻ khi phản ứng với tình huống.
Tâm trạng
Là cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, mức độ dễ chịu hoặc không thân thiện thể hiện trong lời nói và hành vi của trẻ.
Khoảng thời gian tập trung
Là khả năng tập trung vào một nhiệm vụ đã được giao mà không bị sao lãng.
Sự sao lãng
Là mức độ dễ phân tâm khỏi nhiệm vụ được giao do tác động của môi trường (chủ yếu là các kích thích hình ảnh và âm thanh).
Ngưỡng cảm giác
Là mức độ kích thích cần thiết để trẻ phản ứng lại. Có nhiều trẻ phản ứng với kích thích có mức độ yếu, còn trẻ khác lại đòi hỏi kích thích mạnh hơn.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận