Các cột mốc phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ trong 5 năm đầu đời

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 19/09/2019

5 năm đầu đời là giai đoạn mà trẻ phát triển mạnh về mọi mặt, nhất là ở khía cạnh ngôn ngữ và giao tiếp. Vậy ở từng giai đoạn, trẻ sẽ trải qua những cột mốc nào?

Nhờ khả năng giao tiếp, trẻ có thể học hỏi, hiểu được thế giới xung quanh, thể hiện mong muốn của bản thân… Dưới đây là những dấu ấn phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh đến 5 tuổi:

Sơ sinh

  • Giao tiếp chủ yếu bằng cách khóc.
  • Khi đói thì chép môi, mút, rúc ti mẹ.
  • Ngáp và cong người khi mệt hoặc bị kích động.

1 tháng tuổi

Ngoài 3 cột mốc giống với khi mới sinh, bé 1 tháng tuổi sẽ bắt đầu biết tạo ra âm thanh kiểu ậm ừ, gừ gừ.

Cac Cot Moc Phat Trien Ngon Ngu Va Giao Tiep O Tre
Bé 1 tháng tuổi sẽ bắt đầu biết tạo ra âm thanh kiểu ậm ừ, gừ gừ.

2 tháng tuổi

Ngoài những dấu ấn như trước đó, bé 2 tháng tuổi còn bắt đầu biết quay đầu về hướng có âm thanh và khóc khi cần gì đó. Tạo ra âm thanh thì thầm.

3 tháng tuổi

  • Tạo ra âm thanh ậm ừ, gừ gừ nhiều hơn, thậm chí có thể ê a.
  • Cười khi tương tác với bố mẹ.
  • Khóc khi đói hoặc cảm thấy không thoải mái.

4 tháng tuổi

  • Ê a và bắt chước các âm thanh.
  • Biết cười thành tiếng.
  • Có nhiều kiểu khóc khác nhau khi đói, đau hay mệt.

Cac Cot Moc Phat Trien Ngon Ngu Va Giao Tiep O Tre
Bé 4 tháng tuổi có nhiều kiểu khóc khác nhau.

6 tháng tuổi

  • Ê a, bi bô thành nhiều âm hơn, hay hét và cười to.
  • Bắt chước âm thanh từ người khác.
  • Có phản ứng khi được gọi tên.
  • Bắt đầu nói được các phụ âm như “b” và “m”.

9 tháng tuổi

  • Biết nói các âm lặp lại như “baba” hay “mama”.
  • Hiểu khi người lớn nói “không”.
  • Bắt chước các cử chỉ như gật đầu khi đồng ý và lắc đầu thay cho từ “không”.
  • Biết chỉ vào đồ vật.

12 tháng tuổi

  • Biết các động tác đơn giản như lắc đầu hay vẫy tay chào.
  • Gọi được “baba” và “mama”.
  • Cố gắng nói.
  • Có phản ứng với những yêu cầu đơn giản như lắc đầu khi được hỏi: “Con đã xong chưa?”.

Cac Cot Moc Phat Trien Ngon Ngu Va Giao Tiep O Tre
Bé 12 tháng tuổi sẽ bắt đầu tập nói.

18 tháng tuổi

  • Nói được một số từ.
  • Bắt đầu biết nói các câu đơn giản gồm 2-3 từ.
  • Chỉ vào những gì mình muốn.
  • Vừa lắc đầu vừa nói “không”.

2 tuổi

  • Nói kết hợp 2-3 từ với nhau.
  • Khi được hỏi thì chỉ vào đúng đồ vật hoặc tranh trong sách.
  • Làm theo những chỉ dẫn đơn giản.
  • Nhớ tên những người thân quen và các bộ phận trên cơ thể.

3 tuổi

  • Biết nói câu dài hơn và biết trò chuyện.
  • Nói khá rõ ràng, đến mức người ngoài cũng hiểu được phần lớn những gì trẻ nói.
  • Làm theo những chỉ dẫn có từ 2-3 bước.
  • Biết cách xưng hô như “con”, “bọn con”, “bố mẹ”...
  • Hiểu các khái niệm mô tả vị trí trong không gian như “trên”, “dưới”, “trong”, “ngoài”...
  • Có thể nói tên, tuổi và giới tính của mình.
  • Biết đặt câu hỏi như “tại sao”, “ở đâu”, “cái gì”, “khi nào”...
  • Biết gọi tên bạn bè.

4 tuổi

  • Kể chuyện và nhớ lại từng phần trong câu chuyện.
  • Hiểu ngữ pháp cơ bản và biết cách dùng từ đúng.
  • Nhớ lời bài hát hoặc bài thơ.
  • Nhớ và biết gọi đầy đủ họ tên của mình.
  • Giao tiếp rõ ràng và nói câu hoàn chỉnh.

Cac Cot Moc Phat Trien Ngon Ngu Va Giao Tiep O Tre
Bé 4 tuổi giao tiếp rõ ràng và nói câu hoàn chỉnh.

5 tuổi

  • Nói rõ ràng và trôi chảy, biết nói những câu dài.
  • Dùng câu hoàn chỉnh để kể chuyện.
  • Biết nói tên và địa chỉ.
  • Biết rõ hơn và sử dụng được các khái niệm thời gian như đã làm gì đó hoặc sẽ làm gì đó.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận