Mọi điều bố mẹ cần biết khi trẻ khám phá bản thân và thế giới xung quanh

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 29/08/2019

Bé luôn tò mò và muốn khám phá về bản thân cũng như thế giới xung quanh, vậy bố mẹ nên làm gì để tạo ra một môi trường an toàn và lành mạnh cho bé?

Cuộc đời là một quá trình dài học hỏi, nên ngay từ khi sinh ra, bé luôn tò mò và muốn khám phá về bản thân cũng như cả thế giới. Bố mẹ hãy cùng con đi những bước đầu tiên trên con đường này nhé!

Niềm hứng thú của bé thay đổi thế nào trong giai đoạn này?

Bé dưới 3 tháng tuổi:

  • Khi mới sinh, bé biết nhìn theo mọi người xung quanh và dần biết nhìn thẳng vào mắt người khác khi tròn 1 tháng tuổi.
  • Tới 2 tháng tuổi, bé bắt đầu biết mỉm cười và ê a để đáp lại mọi người.
  • Bé hứng thú với các âm thanh, hình ảnh, con người, động vật, các chuyển động...

Dieu Bo Me Can Biet Khi Tre Kham Pha Ban Than Va T
Tới 2 tháng tuổi, bé bắt đầu biết mỉm cười và ê a để đáp lại mọi người

Bé 3-6 tháng tuổi:

  • Thích tương tác với mọi người, biết cười và bi bô hóng chuyện.
  • Thích chơi với tay chân của mình.
  • Dần biểu hiện nhiều cảm xúc như vui, giận, sợ… (5-6 tháng tuổi).

Bé 6-9 tháng tuổi:

  • Có thể nhận ra tên mình khi bố mẹ gọi và cười khi thấy mình trong gương.
  • Biết chơi ú òa, vỗ tay...
  • Bắt đầu tập nói bi bô và bắt chước các âm thanh.
  • Biết với tay về phía người thân (6 tháng tuổi) và có thể sợ người lạ (7-9 tháng tuổi).

Dieu Bo Me Can Biet Khi Tre Kham Pha Ban Than Va T
Bắt đầu tập nói bi bô và bắt chước các âm thanh.

Bé 9-12 tháng tuổi:

  • Bắt đầu bắt chước hành động của người lớn như nói chuyện điện thoại và vẫy tay chào.
  • Nhận thức được rằng các hành động của mình đều có kết quả (bé thử kéo, đẩy hay thả rơi đồ chơi…).
  • Dần trở nên độc lập hơn (tập bò, vịn để đứng, có thể đi vài bước…).

Bố mẹ nên làm gì để giúp đỡ bé?

  • Âu yếm, nhẹ nhàng khi bế con.
  • Tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều loại hình ảnh, âm thanh, chất liệu, màu sắc khác nhau (đồ chơi an toàn, âm nhạc, lục lạc...).
  • Trò chuyện, hát ru, đọc truyện cho con nghe; cho con xem tranh ảnh và chơi ú òa với con.
  • Hướng dẫn con cách bắt chước các âm thanh, từ ngữ, chuyển động.
  • Học cách nắm bắt những nhu cầu và cảm xúc của con.
  • Để con chủ động khi chơi và đáp lại sở thích của con.
  • Đảm bảo sự an toàn cho con khi chơi khám phá.
  • Nhẹ nhàng khuyến khích con tự làm những việc con thích và phù hợp, luôn ở bên theo dõi để đảm bảo an toàn cho con.
  • Giúp con cảm thấy an toàn trong những hoàn cảnh mới (thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt).

Dieu Bo Me Can Biet Khi Tre Kham Pha Ban Than Va T
Tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều loại hình ảnh, âm thanh, chất liệu, màu sắc khác nhau

Khi nào thì bố mẹ cần tìm sự giúp đỡ?

Bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé:

  • Không phản ứng gì khi được bế hay ôm.
  • Có vẻ không thích hoạt động: không cười, không giao tiếp bằng ánh mắt với bố mẹ.
  • Không ê a gì khi bố mẹ trò chuyện với con.
  • Không phản ứng trước giọng nói và khuôn mặt của mọi người, trước những âm thanh, hình ảnh, chuyển động xung quanh.
  • Không mấy thích thú với việc khám phá cuộc sống xung quanh mình.

Dieu Bo Me Can Biet Khi Tre Kham Pha Ban Than Va T
Bố mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé không mấy thích thú với việc khám phá cuộc sống xung quanh mình.

Hoặc bố mẹ cũng cần được tư vấn, nếu bố mẹ:

  • Cho rằng con phát triển chậm hơn tiêu chuẩn thông thường.
  • Lo lắng vì con không làm được những việc như các bạn cùng độ tuổi.
  • Không biết làm sao để con chơi an toàn, vui vẻ và sáng tạo.
  • Không rõ về các loại đồ chơi phù hợp cho con.
  • Cần được tư vấn để tạo môi trường an toàn cho con chơi và khám phá tại nhà.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận