Những cột mốc phát triển não bộ của trẻ 3-5 tuổi

Trí não & Nhận thức - 20/08/2019

Trẻ 3-5 tuổi giỏi đến mức nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu những mốc phát triển của con nhé!

Giai đoạn 3-5 tuổi, trẻ trở nên giỏi vượt bậc. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần can thiệp ngay nếu thấy con mình thiếu các mốc phát triển nhất định. Mời bố mẹ cùng tìm hiểu những cột mốc quan trọng đó nhé!

Đóng kịch tưởng tượng

Dựa trên những cảm nhận và hiểu biết của mình về môi trường xung quanh, trẻ có thể dùng tư duy biểu tượng (dùng các hình ảnh trừu tượng thay cho những vật thể và ý tưởng trong thực tế) để ứng xử với những gì mình thấy. Biểu hiện rõ nhất là trẻ thích chơi giả vờ, đóng vai…, tạo ra các tình huống tưởng tượng với đồ chơi của mình. Khả năng này giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc và đánh giá tình huống tốt hơn trong tương lai.

Thích đóng kích đánh dấu cột mốc phát triển mới của trẻ.
Bé thích đóng kịch đánh dấu mốc phát triển mới của trẻ.

Phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng

Trẻ từ 3-5 tuổi bắt đầu phân biệt được “thật” và “không thật”, chứ không bị chìm đắm vào thế giới tưởng tượng của mình nữa. Trẻ sẽ biết cách quan sát xung quanh, xử lý thông tin để tự đưa ra kết luận. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ không còn tin vào mọi điều mình nghe, mà sẽ dựa vào hoàn cảnh để phân biệt thật giả.

Đóng kịch giả tưởng cho thấy não bộ trẻ phát triển.
Bé thích đóng kịch giả tưởng trong giai đoạn này.

Biết đếm ít nhất đến 10

Về bản năng, con người có thể xác định số lượng khác nhau của vật thể nhờ vào “mô đun số” trong não, cũng kiểu như vùng thùy chẩm có thể lập tức phân biệt giữa các màu. Ban đầu, trẻ đọc các con số là nhờ sự phát triển của khả năng ngôn ngữ hơn là khả năng toán học. Trẻ gán các giá trị cho các con số, cũng tương tự như việc gán từ ngữ cho các đồ vật vậy. Tuy trẻ 2 tuổi đã có thể biết đếm, nhưng từ 3 đến 5 tuổi, trẻ mới có thể đếm được ít nhất tới 10.

Việc trẻ biết đếm đánh dấu cột mốc phát triển não bộ.
Bé có thể đếm được đến 10 một cách thành thạo.

Cùng chơi với bạn 

Khi trẻ 4 tuổi, nhờ sự phát triển của hệ thống limbic điều khiển khả năng nhận thức, xã hội và cảm xúc, trẻ bắt đầu thực sự biết chơi với các bạn khác, biết chia lượt chơi. Trước đó, trẻ chỉ “chơi song hành” bên cạnh bạn, chứ không thực sự tương tác với nhau. Việc chơi cùng bạn giúp trẻ phát triển kỹ năng đàm phán, giải quyết xung đột bằng lời nói, theo dõi trạng thái cảm xúc và hành vi của mọi người....

Biết chia sẻ và chơi chung với bạn cho thấy não bộ trẻ phát triển.
Ở giai đoạn này bé dần hiểu khái niệm chơi chung và chia sẻ với bạn bè.

Viết được một vài chữ cái

Khi khả năng vận động tinh và sự khéo léo tăng lên, trẻ khoảng 2 tuổi rưỡi đã bắt đầu vẽ được hình chữ V. Mặc dù vậy, khác với ngôn ngữ nói, trẻ phải cần thêm thời gian thì mới hiểu được những gì mình viết. Chỉ đến khi trẻ 4 tuổi, lúc vỏ não thị giác phát triển, trẻ mới bắt đầu viết được những chữ cái đầu tiên mà chúng hiểu. 

Việc viết được những chữ cái đầu tiên cho thấy sự phát triển vượt bậc trong não bộ của trẻ.
Việc viết được những chữ cái đầu tiên cho thấy sự phát triển vượt bậc trong não bộ của trẻ.

Phát triển khả năng vẽ

Từ 4 tuổi trở lên, trẻ bắt đầu thể hiện các kỹ năng vẽ, và thường vẽ người, như vẽ bản thân, gia đình. Những nét vẽ ở độ tuổi này mô tả nhiều về cách trẻ nghĩ hoặc cảm nhận về những thứ xung quanh hơn là những gì trẻ thực sự nhìn thấy. Điều đó thể hiện sự phát triển ý thức về bản thân và khả năng nghệ thuật của trẻ.

Nhiều bé sẽ phát triển khả năng vẽ trong giai đoạn 3-6 tuổi.
Nhiều bé sẽ phát triển khả năng vẽ trong giai đoạn này.

Bắt đầu hiểu khái niệm thời gian

Xác định các khái niệm về thời gian là một kỹ năng khá phức tạp, vì các nhà nghiên cứu cho rằng, nó đòi hỏi sự phát triển của hai vùng não: vùng vân và hồi hải mã. Vì vậy, mặc dù từ 5 tuổi, trẻ bắt đầu có khái niệm về thời gian (biết những gì đã qua), nhưng sẽ phải mất thêm 2-3 năm nữa thì trẻ mới có thể xem được đồng hồ.

Xem thêm: 7 trò chơi đơn giản giúp nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 3-6 tuổi

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận