Bố mẹ phải làm sao khi trẻ bị kiết lỵ?

Thể chất & Dinh dưỡng - 09/10/2020

Tại sao trẻ bị kiết lỵ? Làm sao để nhận biết bệnh kiết lỵ ở trẻ em? Bố mẹ phải làm sao khi con gặp tình trạng này? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu nhé! 

Trẻ bị kiết lỵ là hiện tượng ruột trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra. Khi bị kiết lỵ, trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khóc quấy nhiều khiến bố mẹ lo lắng. Hơn nữa, tình trạng kiết lỵ nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn tới hậu quả nguy hiểm. 

Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ rất dễ xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch và hệ thống đường ruột của con còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện. 

Tình trạng kiết lỵ ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

  • Trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
  • Trẻ ăn thức ăn ôi thiu.
  • Trẻ không rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, khiến vi khuẩn từ tay vô tình xâm nhập vào cơ thể trẻ qua thức ăn. 

bé bị kiết lỵ
Trẻ bị kiết lỵ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ

Khi bị kiết lỵ, trẻ sẽ đi đại tiện nhiều lần, thường quấy khóc trước khi đi đại tiện và bụng quặn đau trong mỗi lần đại tiện. 

Bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ được chia làm 2 dạng chính và mang những dấu hiệu bệnh riêng như:

  • Kiết lỵ amip: Trẻ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, bụng đau quặn theo cơn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, trong phân có kèm dịch nhầy hoặc máu.
  • Lỵ trực khuẩn: Trẻ sốt cao liên tục, đau bụng, tiêu chảy nhẹ nhiều lần trong ngày, đi phân lỏng, có nhầy máu, hậu môn đau rát.

Nhìn chung, cả hai dạng kiết lỵ ở trẻ đều khiến con thường xuyên quấy khóc, cảm thấy mệt mỏi do cơ thể mất nhiều nước. Nếu kéo dài trong khoảng thời gian dài và không được điều trị kịp thời, đúng cách, tình trạng kiết lỵ ở trẻ nhỏ có thể gây ra những hậu quả khôn lường tới sức khỏe của trẻ, ví dụ như thủng ruột, viêm ruột thừa, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa… 

Cách điều trị bệnh kiết lỵ

Để có thể đưa ra liệu trình điều trị cụ thể và phù hợp nhất với từng trường hợp trẻ bị kiết lỵ, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm phân và xét nghiệm máu của trẻ. Do đó, khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh kiết lỵ, bố mẹ nên sớm đưa con tới cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra phương pháp chữa trị thích hợp. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị bệnh kiết lỵ tại nhà để hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới trẻ.

trẻ bị kiết lỵ uống thuốc gì
Bố mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám nếu thấy con có triệu chứng của bệnh kiết lỵ.

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Để hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày của con bằng cách: 

  • Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ qua việc bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính (chất xơ, đạm, tinh bột và vitamin) bằng các loại thực phẩm như ngũ cốc, trái cây, rau xanh và thịt.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng, dễ hấp thụ như cháo, đậu xanh, ngó sen, nước ổi… 
  • Đối với rau quả tươi, bố mẹ có thể luộc chín mềm hoặc ép thành nước cho con uống.
  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C.
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cho trẻ để con không phải ăn quá no trong một bữa vì việc này có thể khiến hệ tiêu hóa của con phải hoạt động quá nhiều và thiếu hiệu quả. 
  • Cho trẻ uống thêm nước hoặc oresol để cải thiện tình trạng mất nước do đi đại tiện quá nhiều lần. 
  • Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chứa probiotic để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của con, ví dụ như sữa chua, pho mát, bơ…

bé bị kiết lỵ bao lâu khỏi
Bố mẹ nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ.

Cách phòng tránh tình trạng kiết lỵ ở trẻ nhỏ

Bố mẹ có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ dưới đây để hạn chế nguy cơ trẻ bị kiết lỵ: 

  • Tạo cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 
  • Đậy kỹ thức ăn để tránh ruồi nhặng.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Luôn cho trẻ “ăn chín, uống sôi”.

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về tình trạng trẻ bị kiết lỵ.

>>> Tham khảo thêm: Bố mẹ nên lựa chọn thức ăn cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào?

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Các bệnh đường ruột ở trẻ em mà bố mẹ không nên bỏ qua

Thể chất & Dinh dưỡng - 02/08/2020

Các bệnh đường ruột ở trẻ em mà bố mẹ không nên bỏ qua

Hệ tiêu hóa non nớt khiến các bé rất dễ mắc phải các bệnh đường ruột ở trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu xem những bệnh này là gì và cách phòng ngừa bố mẹ nhé!

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 01/08/2020

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần biết

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé rất hay bị cách bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh cho bé nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để ổn định tiêu hóa, nhanh tăng cân?

Thể chất & Dinh dưỡng - 14/05/2020

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để ổn định tiêu hóa, nhanh tăng cân?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để ổn định hệ tiêu hóa?