Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh: những điều bố mẹ cần biết
Thể chất & Dinh dưỡng - 17/05/2020
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh được coi là nỗi ám ảnh của nhiều bố mẹ nuôi con nhỏ. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này?
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ trong 3-6 tháng đầu. Trẻ có thể khóc kéo dài không rõ lý do và khiến rất nhiều bố mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm và tìm cách xử lý hiện tượng này.
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh là gì
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là hội chứng Colic (cơn đau co thắt ở dạ dày) thường ảnh hưởng đến 40% trẻ sơ sinh. Thông thường, khóc dạ đề ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện khi trẻ bắt đầu được 2-3 tuần tuổi. Với những trẻ sinh non, hiện tượng này có thể xuất hiện sau ngày sinh dự kiến khoảng 2-3 tuần.
Khi khóc dạ đề, trẻ thường khóc kéo dài 3 hơn tiếng, khóc nhiều hơn 3 lần một tuần, liên tiếp trong 3 tuần. Đôi khi, trẻ em khóc dạ đề còn thể hiện qua việc trẻ khóc không vì những lý do thông thường như: đói, buồn ngủ, bỉm ướt, nhiệt độ và thường khóc vào một khung giờ nhất định trong ngày (thường vào buổi tối). Trong mỗi lần khóc, trẻ cũng có thể nắm chặt tay, cong người và đỏ mặt.
Nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề
Hiện nay, chưa có một khẳng định cụ thể nào về nguyên nhân của hội chứng Colic hay khóc dạ đề. Hiện tượng này xuất hiện ở cả trẻ bú mẹ và trẻ uống sữa công thức, con đầu lòng cũng như con thứ.
Một vài chuyên gia cho rằng đây là cách các trẻ nhạy cảm có thể giải phóng được sự căng thẳng, đặc biệt vào buổi tối khi mà việc đối phó với các hình ảnh, âm thanh, và cảm giác xung quanh trở nên khó khăn hơn.
>>> Xem thêm:
Trong một vài trường hợp, trẻ khóc dạ đề hay bị Colic là do trẻ dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thức ăn trong chế độ ăn của mẹ
Trẻ sơ sinh khóc dạ đề phải làm sao
Dưới đây là một số cách để xử lý khi trẻ bị Colic hay khóc dạ đề mà bố mẹ có thể áp dụng hằng ngày:
- Quấn trẻ lại: Hành động này mô phỏng lại cảm giác ấm áp khi ở trong bụng mẹ, giúp trẻ cảm thấy an toàn.
- Di chuyển trẻ: Bố mẹ có thể ôm trẻ thật chặt và đung đưa nhẹ nhàng hoặc địu trẻ trên người và đi lại. Những tiếp xúc cơ thể và di chuyển nhịp nhàng sẽ giúp trẻ bình tĩnh.
- Sử dụng ti giả: Với nhiều trẻ sơ sinh, mút mát là một cách xoa dịu bản thân và tự trấn an.
- Mát xa cho trẻ: Vuốt ve nhẹ nhàng trên lưng, bụng, tay và chân có thể xoa dịu và khiến trẻ xao nhãng khỏi việc khóc.
- Sử dụng tiếng ồn trắng (white noise): Trẻ có thể bị ru ngủ bởi tiếng ồn trắng như: tiếng máy sấy, tiếng quạt quay, tiếng hút bụi hay tiếng suỵt của ba mẹ.
Hội chứng Colic hay khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện nhiều nhất khi trẻ được 6 tuần tuổi và sẽ dần biến mất khi trẻ được 3-4 tháng tuổi. 80-90% trẻ sơ sinh không còn hội chứng khi chúng 4 tháng tuổi. Chính vì thế khi mọi thứ trở nên khó khăn, ODP mong rằng bố mẹ hãy nhớ Colic - khóc dạ đề không phải là bệnh và sẽ không gây hại lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Bố mẹ hãy luôn tự tin và kiên nhẫn với chính mình trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc bé yêu khôn lớn nhé!
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận